Nghiên cứu

Các hợp phần từ 1–9

Hợp phần 4

Quản lí tài nguyên đất và chính quyền– ITT, Đại học Nông lâm Huế và Viện Nghiên Cứu Lúa Quốc Tế

Hợp phần 4 hướng tới thiết lập khung kinh tế xã hội và nông nghiệp cho việc phân tích các lựa chọn quản lý tài nguyên đất cho vùng dự án. Hợp phần này bao gồm quá trình phân tích định tính và định lượng các hoạt động nông nghiệp đang được thực hiện tại lưu vực, các tác động của nó và các khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu.
Sự phụ thuộc lẫn nhau trong quá trình quyết định quản lý đất đai được phân tích thông qua mô hình tối ưu hóa kinh tế vi mô. Các khả năng cho các kết quả đôi bên cùng có lợi trong việc tăng phúc lợi và các lợi ích môi trường được nghiên cứu trong khuôn khổ của cơ chế REDD hoặc các dự án CDM tiềm năng. Công việc sẽ liên quan đến lợi ích của các bên liên quan địa phương theo quy định của chương trình REDD quốc gia (phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Ở cấp độ phân tích thửa đất và trang trại, các khía cạnh sinh thái và kinh tế - xã hội của việc sử dụng đất đã được khảo sát. Chúng bao gồm các đánh giá đa dạng sinh học nông nghiệp gắn liền với loại hình sử dụng đất và đánh giá tác động kinh tế - xã hội của đa dạng sinh học.

Hơn nữa, định lượng và mô hình hóa về sản lượng, nhu cầu đầu vào và lượng phát thải khí nhà kính cho hệ thống mùa vụ thực tế và thay thế có liên quan sẽ được thực hiện. Việc định lượng các thông số này sẽ xác định công nghệ sản xuất trong mô hình tối ưu hóa kinh tế-sinh thái. Các bước tiếp theo sẽ bao gồm việc nâng cấp của các thay đổi trong trữ lượng cacbon và cân bằng lượng khí nhà kính từ quy mô trang trại cho đến khu vực cảnh quan rộng hơn.

Tính đến thời điểm này, các mục tiêu khác nhau đã đạt được:

  • Phân tích quản trị môi trường đa cấp và các đối tượng có liên quan đã được triển khai trong bối cảnh biến đổi khí hậu thông qua các phương tiện như phỏng vấn, tổng quan tư liệu và tiếp cận nghiên cứu có sự tham gia.
  • Các khu vực sinh thái nông nghiệp tương ứng với các huyện đã được xác định: các huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, Quế Sơn và Tp. Hội An cho vùng đất thấp (đồng bằng ngập lụt thuộc các tiểu lưu vực), huyện Đại Lộc cho vùng trung du và huyện Nam Giang cho khu vực miền núi.
  • Hầu hết các loại hình sử dụng đất ở VGTB đã được xác định dựa trên các thông tin thu thập tại các hội thảo với các đối tác địa phương và các dữ liệu thứ cấp.
  • Độ màu mỡ và năng suất thực tế của hệ thống sử dụng đất ở lưu vực VGTB cũng được xác định.
  • Các đơn vị đất được xác định cho các khu tưới điển hình ở vùng đồng bằng (cho các huyện liên quan nêu ở trên) và sự thích hợp của các loại hình sử dụng đất cũng được đánh giá.
  • Bảng câu hỏi cho điều tra hộ nông dân đã được thiết kế.
  • Các cánh đồng thực nghiệm (Huyện Duy Xuyên, đồng bằng; huyện Đại Lộc, trung du) đã được tiến hành nhằm đánh giá phát thải khí nhà kính và giới hạn sản xuất và một sắc phổ khí (GC) đã được lắp đặt ở Đại học Nông lâm Huế. Để đảm bảo cho thiết bị này được sử dụng chính xác, nhóm phối hợp giữa ITT và Đại học Nông lâm Huế đã tổ chức một tuần nâng cao năng lực trong việc phân tích và cách sử dụng của GC cho các nhà khoa học của Đại học Nông lâm Huế.
  • Các dữ liệu đa dạng sinh học nông nghiệp và sử dụng đât đã được thu thập ở xã Hiệp Hòa và Hiệp Thuận, huyện Hiệp Đức.

Thông tin thêm

Nhấp vào đây để phóng to hình "Khái niệm nghiên cứu":
(Độ rộng 1024 pixel)

KHÁI NIỆM NGHIÊN CỨU (phóng lớn)

Các hợp phần nghiên cứu

Nhấp vào biểu tượng các hợp phần riêng lẻ bên dưới để tìm hiểu thêm: