Khu vực nghiên cứu

Điều kiện kinh tế-xã hội ‎và quản lí nhà nước

Lưu vực sông VGTB có nền kinh tế đa dạng, bao gồm những thay đổi về tỷ trọng khu vực nông - lâm - ngư nghiệp và tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ. Nền kinh tế địa phương phụ thuộc rất nhiều vào nông nghiệp. Tuy nhiên, sản xuất hàng hóa và trao đổi còn nhiều hạn chế, thương mại và dịch vụ phát triển với tốc độ tương đối thấp (Bộ TN & MT, 2011).
Trong lĩnh vực nông nghiệp, trồng trọt chiếm khoảng 70% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Lúa là cây lương thực chiếm ưu thế và được trồng chủ yếu ở vùng đồng bằng. Các loại cây lương thực khác như ngô, khoai, sắn có diện tích tương đối nhỏ, chủ yếu được trồng ở các huyện đồng bằng và một số huyện trung du. Cây công nghiệp hàng năm đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế địa phương, đặc biệt là đậu phộng, chiếm 2/3 tổng diện tích 14,500 ha đất trồng cây hàng năm của Quảng Nam. Trong khi đó, cây lâu năm (chẳng hạn như điều, chè, tiêu, dừa) không phải là hoạt động kinh tế chính của địa phương.



Trong số các vật nuôi như trâu, bò, lợn, gia cầm và dê, thì lợn và gia súc là hoạt động chăn nuôi chính trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Tương tự như các địa phương khác trong cả nước, mô hình chăn nuôi chủ yếu theo hình thức hộ gia đình hay trang trại với quy mô nhỏ.

Quảng Nam là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển hoạt động sản xuất lâm nghiệp. Diện tích rừng chiếm tỷ lệ cao so với tổng diện tích đất tự nhiên. Tuy nhiên, hoạt động lâm nghiệp chủ yếu là thu hoạch các sản phẩm tự nhiên và đóng góp không nhiều cho nền kinh tế địa phương. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi cùng bờ biển dài, hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản ở Quảng Nam có nhiều tiềm năng phát triển với tỷ trọng chiếm 24% tổng giá trị sản xuất của ngành nông-lâm-ngư nghiệp.



Về mặt quản l‎í nhà nước, hệ thống chính trị Việt Nam gồm 3 hệ thống chính là Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội và đoàn thể. Hệ thống hành chính được phân thành 4 cấp: quốc gia, tỉnh/thành phố, quận/huyện và xã được kết nối theo thứ bậc từ trên xuống. Tuy nhiên ở mỗi cấp hành chính có các kết nối ngang. Theo chiều dọc có thể thấy Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp đóng vai tró quan trọng. Theo chiều ngang, các cơ quan ban ngành như Bộ KHCN, Bộ NN & PTNT, Bộ TN & MT và Bộ Ngoại giao là cơ quan chủ chốt ở cấp quốc gia; Sở KHCN, Sở NN & PTNT, Sở TNMT, Sở Ngoại vụ, Công ty Khai Thác Các Công Trình Thủy Lợi, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh/thành phố, Phòng Nông nghiệp, phòng TNMT và các xí nghiệp vừa và nhỏ ở cấp quận/huyện và cấp xã có hội, đoàn thể, hợp tác xã. Quá trình ra quyết định liên quan đến sử dụng đất và biến đổi khí hậu ở Việt Nam liên quan đến nhiều cơ quan ban ngành các cấp. Lãnh đạo Ủy ban nhân nhân hợp tác chặt chẽ với các văn phòng trực thuộc bộ. Ở cấp tỉnh là các Sở ban ngành, cấp huyện là các phòng ban và cấp xã là các đơn vị chịu sự quản lí của các bộ tương ứng.

Thông tin thêm và bản đồ

Nhấp vào link bên dưới để phóng to bản đồ
(Độ rộng 1024 pixel)

Khu vực nghiên cứu và ranh giới hành chính

Bản đồ địa hình

Nghiên cứu thực địa của dự án LUCCi hiện chủ yếu được tiến hành ở các huyện của Quảng Nam như Điện Bàn, Đại Lộc, Phước Sơn, Bắc Trà My và Hội An cùng sự phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân các quận/huyện.